Thuật ngữ Associate được sử dụng trong phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Vậy Associate là gì? Vị trí này đóng vai trò như thế nào trong kinh doanh, tuyển dụng? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu rõ hơn về các chức danh, công việc của Associate và những thông tin hữu ích khác về Associate trong nội dung dưới đây.
TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z
1. Associate là gì?
Associate là thuật ngữ tiếng Anh chỉ sự hợp tác, cộng tác. Cụ thể hơn Associate là sự hợp tác trong công việc giữa các cá nhân hoặc các doanh nghiệp, tổ chức với nhau nhằm đi đến thỏa thuận và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Trong lĩnh vực nghề nghiệp, Associate là một vị trí công việc và cụm từ này xuất hiện phổ biến trong tin tuyển dụng, hợp đồng lao động. Có thể nói rằng tuỳ vào từng lĩnh vực, bối cảnh mà thuật ngữ Associate mang ý nghĩa khác nhau.
2. Associate trong kinh doanh là gì?
Trong lĩnh vực rộng lớn như kinh doanh, Associate có thể hiểu theo nhiều nghĩa, phổ biến nhất là đối tác, cộng sự, cộng tác viên.
Vai trò đối tác: Associate thể hiện mỗi quan hệ đối tác giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mối quan hệ này được bảo đảm bằng hợp đồng kinh tế với các điều khoản cam kết, ràng buộc có sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia.
Hình thức đối tác phổ biến nhất là giữa bên cung cấp sản phẩm dịch vụ với bên sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Ví dụ như đơn vị cung cấp nguyên vật liệu là đối tác của nhà máy sản xuất. Hai bên đều có lợi, một bên có nguồn thu ổn định, một bên có đủ các yếu tố cần thiết để hoàn thiện sản phẩm đầu ra của mình.
Vai trò cộng sự: Ở khía cạnh này, Associate lại là người cộng sự, người trợ lý cho các vị trí cao hơn. Associate có nhiệm vụ hỗ trợ cấp trên lên kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Họ có thể là các nhân viên trợ lý hoặc là phó phòng, phó quản lý, phó giám đốc.
Vai trò cộng tác viên: Associate có thể các cộng tác viên, hợp tác với các công ty trong một số dự án nhất định.
3. Associate degree là gì?
Associate degree là thuật ngữ trong lĩnh vực giáo dục, nghĩa là bằng cao đẳng liên kết hoặc chứng chỉ liên kết. Chứng chỉ này được cấp cho những người đã hoàn thành 2 năm cao đẳng hoặc đại học, tùy theo chương trình học, từ đó giúp học viên rút ngắn thời gian học tập để tiếp cận các cơ hội việc làm sớm hơn.
Các loại bằng liên kết phổ biến hiện nay:
- Bằng cao đẳng liên kết ngành nghệ thuật: Associate of Arts (AA)
- Bằng cao đẳng liên kết ngành khoa học: Associate of Science (AS)
AA và AS tập trung vào lý thuyết, giúp học viên tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu, phân tích các vấn đề về khoa học, nghệ thuật.
- Bằng cao đẳng liên kết ngành nghề thuật ứng dụng: Associate of Applied Arts (AAA)
- Bằng cao đẳng liên kết ngành khoa học ứng dụng: Associate of Applied Science (AAS)
AAA và AAS tập trung vào kỹ năng thực hành, áp dụng kiến thức trong thực tế để làm việc trong một ngành khoa học hoặc nghệ thuật cụ thể.
4. Associate trong tuyển dụng là gì?
Associate rất phổ biến trong tuyển dụng. Cụm từ này thường đi kèm với tên vị trí công việc trong các tin tuyển dụng lĩnh vực công nghệ, tài chính, kế toán, thương mại điện tử, marketing,… Nếu xét về cấp bậc thì Associate được xem là cấp thấp nhất trong hầu hết các ngành nghề. Vị trí này phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.
4. Mô tả công việc Assosiate
3.1 Công việc của Marketing Associate là gì?
Marketing Associate chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với đối tác khác hoặc giữa bộ phận Marketing với các bộ phận nội bộ. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện các công việc tiếp thị, đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Trong một số trường hợp, Marketing Associate có thể hoạt động dưới dạng cộng tác viên, hỗ trợ bộ phận Marketing hoặc các phòng ban khác mà không cần làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp.
Dưới đây là một số công việc chính của nhân viên Marketing Associate:
- Quản lý các hoạt động hành chính của team Marketing để bộ phận có thể vận hành một cách trơn tru.
- Nghiên cứu thị trường, các phân khúc khách hàng để đề ra được những chiến lược hay những cơ hội kinh doanh mới.
- Phân tích và thu thập những dữ liệu về hành vi tiêu dùng của khách hàng.
- Lập báo cáo về các chỉ số quảng cáo, tiếp thị và kết quả bán hàng.
- Hỗ trợ một số hoạt động trong các chương trình khuyến mãi.
- Tạo các tài liệu quảng cáo.
- Theo dõi những hoạt động tiếp thị của đối thủ.
- Lưu giữ các dữ liệu tiếp thị và các chiến dịch quảng cáo.
4.2 Công việc của Sales Associate là gì?
Tùy theo mỗi công ty, trách nhiệm của một Sales Associate có thể sẽ có sự khác biệt. MISA sẽ giới thiệu tới bạn đọc hai vị trí Sale Associate: Sale Associate tại điểm bán hàng và Sale Associate bán hàng online.
Sale Associate tại điểm bán hàng trực tiếp
Nhiệm vụ của Sale Associate tại một điểm bán hàng trực tiếp là chào hỏi, tiếp đón và lắng nghe những nhu cầu của khách hàng sau đó tư vấn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Ngoài việc tư vấn sản phẩm, Sale Associate có thể linh động điều hướng khách hàng đến những sản phẩm khác nhằm gia tăng khả năng bán hàng.
Sale Associate còn có thể truyền tải cho khách hàng những chương trình khuyến mãi đang diễn ra, quản lý đơn hàng, lưu trữ thông tin khách hàng, hỗ trợ các thủ tục mua hàng và thanh toán đơn hàng.
Sale Associate bán hàng online
Công việc của một Sale Associate khi bán hàng online cần có thiết bị điện tử như smartphone hay máy tính. Họ sẽ xem xét xem là mặt hàng nào họ cần muốn bán và sau khi đã tìm được mặt hàng, Sale Associate sẽ đăng kí với đơn vị sản xuất và làm việc theo những hướng dẫn và yêu cầu mà họ đặt ra.
Mỗi ngày các cộng tác viên bán hàng sẽ đăng bài về sản phẩm, tư vấn và tìm kiếm khách hàng. Những đầu việc kể trên nghe khá đơn giản nhưng để làm tốt bắt buộc phải có những kiến thức cơ bản về tiếp thị và bán hàng trực tuyến.
4.3 Công việc của Audit Associate là gì?
Audit Associate còn được gọi là trợ lý kiểm toán. Người làm ở vị trí này thường hoạt động trong một nhóm các kiểm toán viên, phụ trách một số nhiệm vụ kiểm toán không quá phức tạp như:
- Kiểm tra tính chính xác của sổ sách, chứng từ
- Kiểm kê kho và xác nhận công ngợ
- Kiểm tra các khoản mục theo sự chỉ đạo và giám sát của trưởng nhóm
4.4 Công việc của Associate Software Engineer là gì?
Có thể hiểu Associate Software Engineer là nhân viên cấp thấp hoặc cộng tác viên trong một nhóm kỹ sư phần mềm. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm và còn được gọi là Junior Software Engineer. Họ sẽ cùng với đội ngũ của mình xử lý các công việc sau:
- Xác định các yêu cầu, trường hợp sử dụng của phần mềm hoặc ứng dụng
- Thiết kế phần mềm, ứng dụng theo đúng quy trình và yêu cầu đã đề ra
- Xác định cấu hình, kiểm tra phần mềm và các thành phần kiến trúc kỹ thuật khác
- Đánh giá code, chuyển giao thiết kế cho developer hoặc tester
- Khắc phục lỗi trong quá trình thử nghiệm
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm hoặc hệ thống, tài liệu vận hành kỹ thuật.
4.5 Cộng sự pháp lý
Đối với ngành luật, Associate được hiểu là cộng sự pháp lý. Một Associate ngành luật sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc:
- Thực hiện các công việc nghiên cứu và tư vấn cho khách hàng.
- Chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ, hồ sơ pháp lý nếu tham gia xét xử trước toà.
- Thực hiện các quy trình làm việc đầy đủ, thu thập các bằng chứng, đơn kiện và tham gia hoạt động xét xử.
- Cập nhật đầy đủ thông tin và báo cáo với cấp trên.
5. Yêu cầu đối với vị trí Associate
5.1 Yêu cầu Associate ngành kinh tế
Vị trí điển hình liên quan đến Associate trong ngành kinh tế nói chung là Sales Associate. Ở mỗi công ty đều có những yêu cầu riêng khi tuyển các Sales Associate. Tuy nhiên yêu cầu chung là Associate tối thiểu cần có bằng THPT, giao tiếp tốt, nhiệt tình và có tâm trong công việc, có kỹ năng tin học văn phòng tốt.
5.2 Yêu cầu Associate ngành giáo dục
Đối với ngành giáo dục, Associate sẽ được hiểu là hoạt động liên kết giáo dục. Khi theo học các chuyên ngành liên kết trực tiếp, tại các trụ sở chính của các trường quốc tế sẽ được nhận bằng liên kết. Bằng liên kết có mục đích chính là cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật, học thuật cơ bản cùng khả năng ứng dụng vào thực tế.
5.3 Yêu cầu Associate ngành kiểm toán
Trong ngành kiểm toán, vị trí Associate thường yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân về kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc các ngành liên quan. Bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng, họ cần thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, đặc biệt là các phần mềm kế toán và kiểm toán. Kỹ năng giao tiếp, tư duy phân tích và sự tỉ mỉ là những yếu tố quan trọng giúp Associate thực hiện công việc kiểm toán chính xác và hiệu quả.
5.4 Yêu cầu của associate ngành luật
Associate ngành luật là các cộng sự pháp lý. Với đặc thù của ngành là đề cao sự chính xác, yêu cầu bằng cấp cao, các cộng sự pháp lý cần có bằng cử nhân ngành luật hoặc bằng cấp tương đương. Bên cạnh đó họ phải trang bị những kỹ năng khác như phân tích, lập luận, phê bình, xử lý tình huống, đưa ra quyết định chính xác, chịu áp lực cao…
6. Các chức danh, cấp bậc Associate
6.1 Associate Manager
Associate Manager được hiểu là vị trí trợ lý cho trưởng phòng hay giám đốc. Vai trò của vị trí này sẽ hỗ trợ cấp trên trong việc điều hành các hoạt động của các bộ phận công ty. Associate Manager có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ thường thực hiện các nhiệm vụ dựa trên sự chỉ đạo của cấp trên.
Công việc của những người ở cấp bậc Associate Manager
- Làm việc trực tiếp với khách hàng, đưa ra những dự tính và lập tiến trình thực hiện dự án.
- Phân công các công việc cho cấp dưới, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu về chi phí và tiến độ dự án.
- Tiến hành các buổi họp, giải quyết xung đột và đào tạo cho cấp dưới.
6.2 Senior Associate
Senior Associate còn được gọi là trợ lý cấp cao. Họ vừa thực hiện các nghiệp vụ, quản lý các thành viên nhó, vừa cập nhật tình hình công việc cho cấp trên. Những công việc chính của Senior Associate bao gồm:
- Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và làm việc với họ. Đồng thời đưa ra những dự tính và lập ra được tiến trình thực hiện dự án.
- Phân công công việc cho cấp dưới một cách chi tiết và phù hợp. Đồng thời đảm bảo đáp ứng được một cách tốt nhất cho các yêu cầu về chi phí và tiến độ dự án.
- Đưa ra những góp ý cho những thành viên khác trong nhóm, thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm làm việc cho họ. Đánh giá và đưa ra những góp ý về kết quả công việc theo định kỳ.
- Tiến hành các buổi họp, báo cáo cho cấp trên.
- Giải quyết các xung đột trong nhóm.
- Đào tạo cho cấp dưới.
6.3 Associate Professor
Associate Professor là phó giáo sư. Vai trò của Associate Professor là tham gia vào các hoạt động giảng dạy tại các trường học, hội thảo, hội nghị, thực hiện các chương trình nghiên cứu. Mặt khác, họ cũng giữ vai trò như trợ giảng, giải quyết một số công việc hành chính khác.
- Chuẩn bị tài liệu, giáo trình cho các khoá học.
- Có mặt và tham gia đầy đủ các cuộc họp theo yêu cầu.
- Hỗ trợ công việc tuyển chọn, phỏng vấn và chọn sinh viên cho các chương trình sau đào tạo.
- Tổ chức những buổi hội thảo, sự kiện của khoa với mục đích chính là giúp cho sinh viên có thể tương tác, đặt câu hỏi cho các chuyên gia trong ngành. Đề xuất kinh phí cho các cuộc nghiên cứu.
6.4 Associate Director
Associate Director được hiểu là vị trí phó giám đốc. Vai trò của vị trí này sẽ hỗ trợ các công việc cho giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là trực tiếp giám sát, chỉ đạo các công việc hàng ngày, đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả.
Những công việc chính của Associate:
- Hỗ trợ giám đốc trong việc vận hành doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch ngân sách cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Giám sát và hỗ trợ công tác quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Xây dựng chính sách, thủ tục, quy trình cho doanh nghiệp.
- Báo cáo trong các cuộc họp với ban lãnh đạo.
- Tham mưu cho tổng giám đốc về phương án phát triển.
7. Kết luận
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ Associate là gì và tầm quan trọng của vị trí này trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, vai trò của Associate sẽ có những yêu cầu và trách nhiệm cụ thể, tuy nhiên đa phần các vị trí này đều đòi hỏi sự nhiệt tình, chuyên môn vững vàng và khả năng phối hợp tốt với đội nhóm. Nếu bạn đang tìm kiếm một bước khởi đầu trong sự nghiệp, vị trí Associate liên quan đến kinh doanh, marketing có thể là lựa chọn phù hợp để tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]